Ladilink là nền tảng Rút Gọn Link cho khách hàng LadiPage. Giúp việc tối ưu nội dung và thay đổi đường dẫn Landing Page mà không ảnh hưởng đến quảng cáo.
Ladilink giúp tạo UTM để tracking URL, giúp bạn có thể biết được nguồn gốc đơn hàng, dữ liệu thu thập đến từ đâu. Rất là tiện lợi mà hoàn toàn tự động, một cách quản lý thông minh hiệu quả.
Lợi ích của tạo link rút gọn
Ở ý kiến của mình thấy việc tạo link rút gọn khá tiện trong nhiều thứ. Chia sẻ lại với bạn một số lợi ích khi tạo link rút gọn, đừng bỏ qua đoạn này vì biết đâu sẽ giúp ích bạn trong tương lai.
Thứ nhất đương nhiên là giúp link của bạn ngắn gọn hơn đường dẫn ban đầu, quá là ý nghĩa luôn. Thay vì chia sẻ một đường dẫn dài ngoằng, đến 2-3 dòng vẫn chưa hiển thị hết :))
Thứ hai việc rút gọn link thông thường thì bạn sẽ không thể chỉnh sửa được đường dẫn gốc, tạo xong là xong. Nếu một ngày đẹp trời nào đó link gốc của bạn thay đổi thì bạn phải làm sao?. Do đó mình khuyên bạn nên tạo link rút gọn qua nền tảng nào đó có thể chỉnh sửa dc link gốc sau khi rút gọn. Ví dụ như link Affiliate, Link các chiến dịch quảng cáo, link đi spam nữa chẳng hạn… :)).
Thứ ba là bạn có thể gắn UTM để truy xuất được nguồn gốc data đến từ đâu thông qua link rút gọn. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng nó trong việc quản lý CTV của mình ở mức độ ít, chia sẻ như kiểu Mã giới thiệu vậy.
Tạm ba lợi ích mà mình đã và đang sử dụng như trên đã nhé. Còn bây giờ bắt tay vào tạo tài khoản Ladilink để rút gọn link thôi nào.
Tạo tài khoản Ladilink
Hệ sinh thái Ladiboost đều sử dụng tài khoản Ladipage để đăng nhập. Đầu tiên bạn tạo tài khoản Ladipage theo bài viết mình có hướng dẫn chi tiết tạo và xác minh tài khoản Ladipage tại đây. Nếu như bạn đã có tài khoản thiết kế Ladipage rồi thì tiến hành đăng nhập luôn vào nền tảng Ladilink.
Ấn để Đăng nhập vào Ladilink tại đây
Lưu ý: Hiện tại Ladilink đã không còn miễn phí từ 02/05/2024
Bảng giá Ladilink
Nếu bạn cần nâng cấp mới có thể liên hệ mình để được giảm 5%
Tạo link rút gọn với Ladilink
Sau khi đăng nhập thành công sẽ hiển thị giao diện của nền tảng Ladilink. Giao diện làm việc đơn giản, đủ dùng với các chức năng cơ bản nhất: Rút gọn link tự động, gắn UTM, quản lý link được rút gọn theo Tags…
Tên miền mặc định của nền tảng Ladilink có dấu hiệu nhận biết là ldp.to .Ngắn gọn, dễ nhớ, ngoài ra link rút gọn tự động sẽ có 5 kí tự ngẫu nhiên và chắc chắn là không thể trùng với link nào đã tạo trước đó :). Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tùy biến đường dẫn theo ý mục đích của mình, nếu bị trùng với link đã được rút gọn thì sẽ phải tùy biến lại đường dẫn.
Đầu tiên bạn ấn nút Tạo link mới (1) => Dán link gốc vào (2) => Tiếp theo đó bạn có thể tùy biến Đường dẫn (3) hoặc để nguyên => Ấn nút Lưu (4) .
Sau khi ấn lưu link rút gọn tự động được lưu vào Clipboard rất là tiện. Ladipage cũng có tích hợp nút truy cập nhanh và copy nhanh với 1 click.
Ngoài ra bạn có thể sửa link rút gọn sau khi đã tạo cũng rất là hữu ích để tránh lãng phí khách hàng từ link đã rút gọn cũ không còn giá trị mà vẫn có người truy cập. Thường thì mình chỉ thay link gốc hoặc thêm, sửa UTM chứ không thay Đường dẫn làm gì cả.
Ladilink hiện tại chưa cho phép thêm tên miền riêng vào để tạo link rút gọn. Hi vọng trong tương lai sẽ có thêm tính năng này cũng khá là hay.
UTM codes là gì?
UTM là chữ viết tắt của Urchin Tracking Module – tham số được sử dụng để thu thập dữ liệu chiến dịch bằng URL tùy chỉnh. UTM hiểu nôm na là một đoạn mã mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ sung thông tin cho URL ấy, giúp các theo dõi hiệu quả của chiến dịch marketing dựa trên nguồn truy cập và nơi xuất bản (email, banner, blog…).
5 thông số UTM cần thiết
Có 5 thông số UTM khác nhau, có thể được sử dụng theo bất kỳ thứ tự nào gồm:
- utm_source: Xác định nhà quảng cáo, trang web, ấn phẩm,… đang gửi lưu lượng truy cập đến trang của bạn. Ví dụ cho utm_source có thể là: Google, Facebook ads, Blog, Tiktok…
- utm_medium: Phương tiện quảng cáo hoặc tiếp thị, ví dụ: cpc, banner, email,…
- utm_campaign: Tên chiến dịch riêng lẻ, khẩu hiệu, mã khuyến mại,… cho sản phẩm.
- utm_term: Xác định từ khóa tìm kiếm có trả tiền. Nếu bạn gắn thẻ chiến dịch từ khóa phải trả tiền theo cách thủ công, thì bạn cũng nên sử dụng utm_term để chỉ định từ khóa.
- utm_content: Được sử dụng để phân biệt nội dung tương tự hoặc các liên kết trong cùng một quảng cáo. Ví dụ: nếu có hai liên kết gọi hành động trong cùng một thông báo email, thì bạn có thể sử dụng utm_content và đặt các giá trị khác nhau cho từng liên kết để biết được phiên bản nào có hiệu quả hơn.
Mỗi thông số phải được ghép cặp với giá trị bạn gán. Khi đó, mỗi cặp thông số-giá trị sẽ chứa thông tin có liên quan đến chiến dịch.
Ví dụ: bạn có thể sử dụng các cặp thông số-giá trị sau cho Website của mình khi chia sẻ lên nhóm Facebook chẳng hạn
- utm_source = facebook để xác định lưu lượng truy cập đến từ Facebook
- utm_medium = chia-se để xác định lưu lượng truy cập đến từ việc chia sẻ thủ công của mình
- utm_campaign = group để xác định chiến dịch tổng thể
Nếu bạn đã sử dụng các thông số này, URL chiến dịch tùy chỉnh của bạn sẽ là:
https://nguyenvietanh.net/?utm_source=facebook&utm_medium=chia-se&utm_campaign=group.
Cách tạo UTM để theo dõi URLs
Sau khi hiểu 5 thông số UTM cần thiết thì bạn tiến hành thêm nó vào link rút gọn là oki. Ladilink đã tạo sẵn 5 trường UTM này rồi, bạn chỉ cần thêm các thông số, ấn lưu là được.
Mình Demo lại ví dụ vừa này cho bạn nhé:
Khi gắn UTM này đối với landing page thì sau khi khách hàng điền From và thông tin được gửi về Google Sheet sẽ có thêm 1 cột hiện UTM. Từ đó bạn sẽ biết chiến dịch quảng cáo nào đang hiệu quả.
Tham khảo thêm:
Đối với việc tạo link giới thiệu cho một vài công tác viên thì việc gắn UTM và tạo link rút gọn sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian trong việc quản lý đó.
Tóm lại
Bạn nên linh hoạt trong việc sử dụng Ladilink để thuận tiện trong việc truy xuất nguồn gốc data khách hàng đến từ đâu. Đừng quên đọc lợi ích mà mình chia sẻ ở phần đầu bài viết này nhé. Kinh nghiệm xương máu của mình sau khi đi dán link gốc và một ngày đẹp trời link gốc của mình không còn phù hợp nữa.
Bài chia sẻ của mình đến đây là kết thúc rồi, nếu thấy hay hãy theo dõi Blog của mình thường xuyên để có những kiến thức thú vị khi thiết kế landing page nhé bạn.
Trả lời